Cách bảo quản sáp vuốt tóc sai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sáp khiến sáp nhanh hỏng, biến đổi thành phần mà còn gây hại cho da đầu và tóc. Bài viết dưới đây sẽ bật mí 7+ sai lầm phổ biến trong bảo quản sáp vuốt tóc mà “phái mạnh” thường xuyên mắc phải.
Sai lầm 1: Để sáp vuốt tóc trong nhà tắm
Nhiều người thường có thói quen đặt các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sản phẩm dưỡng da và cả sáp vuốt tóc trong nhà tắm. Thói quen này xuất phát từ việc tiện sử dụng gương và bồn rửa mặt trong quá trình rửa mặt, vuốt sáp. Tuy nhiên nhà tắm, phòng vệ sinh và bồn rửa mặt là những nơi ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn và có độ ẩm lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sáp vuốt tóc.
Hậu quả: Sáp bị tách nước, nấm mốc
Cách bảo quản sáp đúng: Để sáp vuốt tóc ở những vị trí thoáng mát, tránh xa nguồn ẩm.
Sai lầm 2: Để sáp trong cốp xe thời gian dài
Một cách bảo quản sáp vuốt tóc khác cũng tai hại không kém đó là để trong cốp xe trong thời gian dài. Với nhiều “phái mạnh” đam mê di chuyển, việc cất trữ sáp vuốt tóc trong cốp xe trở thành thói quen khó bỏ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, do nhiệt độ trong cốp xe khá cao, cộng thêm khói bụi và vi khuẩn có trong môi trường này sẽ khiến sáp vuốt tóc nhanh chóng biến đổi tính chất và không thể sử dụng được nữa.
Hậu quả: Sáp vuốt tóc bị tách nước hoặc nghiêm trọng hơn là sáp vuốt tóc bị chảy về dạng lỏng.
Cách bảo quản sáp đúng: Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển, hãy để sáp vuốt tóc túi xách, túi đeo chéo, balo… để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sáp. Tuy nhiên tốt nhất hãy thường xuyên cho sáp ra khỏi túi và để ở nơi thoáng mát vì nhiệt độ trong túi cũng sẽ tăng lên khi di chuyển trong thời gian dài. Ngoài ra bạn có thể cân nhắc dùng các sản phẩm tạo kiểu khác như bột tạo kiểu hoặc xịt tạo kiểu vì chúng không dễ bị nóng chảy.
Sai lầm 3: Bảo quản sáp vuốt tóc trong tủ lạnh
Do sáp vuốt tóc dễ bị nóng chảy nên vào mùa hè nhiều anh em lựa chọn bảo quản sáp trong tủ lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ từ 1.7 - 5 độ C, điều này có thể làm sáp trở nên quá cứng. Khi mang ra sử dụng sáp cũng dễ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột và không giữ nguyên được chất lượng.
Hậu quả: Sáp quá cứng, không thể lấy ra khỏi hộp hoặc gây khó khăn trong quá trình breakdown và tạo kiểu. Khi tan ra, sáp dễ bị tách nước, tan không đều nên dễ vón cục trên tóc, độ giữ nếp và độ bỏng cũng giảm đi.
Cách bảo quản sáp đúng: Thay vì bảo quản sáp vuốt tóc trong tủ lạnh, bạn nên áp dụng cách bảo quản sáp vuốt tóc là đặt lọ sáp trong tủ đựng mỹ phẩm, kệ sách, tủ thuốc y tế… Vào mùa hè khi nhiệt độ cao bạn có thể lựa chọn bọc sáp trong túi cách nhiệt hoặc đầu tư tủ đựng mỹ phẩm với khả năng điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản sáp.
Sai lầm 4: Không đậy nắp sáp sau khi sử dụng
Nếu bạn không mắc một trong ba sai lầm kể trên nhưng lại thường xuyên vội vàng, quên không đậy nắp sáp sau khi sử dụng thì chỉ một thời gian ngắn, lọ sáp của bạn rất dễ “đi tong”.
Mặt khác, có rất nhiều người dùng cho rằng “không đóng nắp hộp không làm ảnh hưởng đến chất lượng sáp bên trong”. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, trong không khí có rất nhiều bụi bẩn và các loại vi khuẩn khác nhau bay lượn lơ lửng. Khi bạn sử dụng sáp xong và không đóng nắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn này xâm nhập vào sáp gây nấm mốc trên bề mặt, từ đó làm giảm tuổi thọ của sáp.
Hậu quả: Sáp vuốt tóc bị mốc, đổi màu, có mùi khó chịu, khi sử dụng có thể gây ngứa ngáy và viêm da đầu.
Cách bảo quản sáp đúng: Đậy nắp kín, đúng khớp và ren để không khí không thể xâm nhập. Trong trường hợp mặt phía trong của nắp bị bẩn cần rửa bằng nước sạch và lau khô trước khi tiếp tục sử dụng.
Sai lầm 5: Để sáp trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời
Bảo quản, đặt sáp tại nơi có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp (cửa sổ, bàn cạnh cửa…) cũng là một cách bảo quản sáp vuốt tóc tai hại mà nhiều người mắc phải.
Bản chất sáp có kết cấu mềm dẻo nên khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao trong khoảng một thời gian dài sẽ làm tan rã sáp, biến đổi cấu trúc sáp từ dạng cứng mềm sang dạng lỏng nhớt. Đồng thời, khi chịu tác động từ nhiệt độ cao, các hợp chất trong sáp (dầu nền, chất nhũ hoá Polawax, Borax, Lecithin, PEG-40, PEG-20, Ceteareth 20…) bị hòa tan khiến chất lượng sáp bị suy giảm và không đạt tác dụng tạo kiểu sau mỗi lần sử dụng.
Hậu quả: Sáp bị hòa tan về dạng lỏng không thể sử dụng để tạo kiểu.
Cách bảo quản sáp đúng: Để đảm bảo chất lượng sáp không bị suy giảm theo thời gian, bạn nên lựa chọn và đặt sáp tại những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ nơi bảo quản dao động từ 15 - 25 độ C. Hạn chế để sáp gần máy tính, nơi nấu ăn, cửa sổ... vì đây là những nơi có nguồn nhiệt cao và cũng có thể khiến sáp tan chảy.
Sai lầm 6: Để sáp vuốt tóc bị rơi rớt, va đập mạnh
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể vô ý làm rơi hộp sáp, khiến hộp bị nứt, hở, vỡ. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến sáp vuốt tóc bị mốc sau thời gian ngắn sử dụng.
Sau khi rơi vỡ, không khí thường xâm nhập vào bên trong hộp sáp đem theo một lượng ẩm nhất định khiến chất sáp bị biến đổi, gây nấm mốc và không thể tiếp tục sử dụng.
Hậu quả: Sáp vuốt tóc bị mốc, đổi màu, có mùi khó chịu, khi sử dụng có thể gây ngứa ngáy và viêm da đầu.
Cách bảo quản sáp đúng: Nếu nắp bị méo và không vừa với thân hộp, bạn có thể dùng thêm một lớp giấy nến/ màng bọc thực phẩm giữa nắp và thân hộp để hạn chế tối đa không khí xâm nhập.
Sai lầm 7: Để dính nước vào sáp vuốt tóc
Nếu bạn thường xuyên sử dụng sáp vuốt và vô tư nghĩ rằng nước dính vào sáp sẽ không sao thì bạn đã nhầm! Trong quá trình lấy sáp ra sử dụng khi tay vẫn còn ướt, bạn đang gián tiếp đưa nước vào bên trong sáp khiến sáp bị ẩm. Hành động này lặp đi lặp lại trong thời gian dài vô tình làm chất sáp bị nhão và không giữ được dưỡng chất cũng như mùi hương ban đầu.
Hậu quả: Sáp vuốt tóc bị tách nước hoặc bị nhão, không bám vào tóc; mùi hương bị giảm và khả năng giữ nếp cũng như độ bóng, volume bị giảm do thành phần sáp bị hòa với nước.
Cách bảo quản sáp đúng: Cách bảo quản sáp vuốt tóc tốt là sử dụng que dẹt hoặc thìa chuyên dụng để lấy sáp ra khỏi hộp trước khi xoa lên tay. Nếu không có các dụng cụ này, hãy đảm bảo bạn dùng tay khô, sạch để lấy sáp. Lưu ý đóng nắp hộp cẩn thận sau mỗi lần dùng và không để sáp ở những nơi có thể bị dính nước như nhà tắm, cửa sổ…
Như vậy từ những thông tin trên, có thể tổng hợp ngắn gọn về cách sử dụng sáp vuốt tóc đúng chuẩn như sau:
Điều không nên làm khi dùng sáp vuốt tóc
Điều nên làm khi dùng sáp vuốt tóc
Để sáp vuốt tóc trong nhà tắm
Để sáp vuốt tóc ở những vị trí thoáng mát, tránh xa nguồn ẩm.
Để sáp trong cốp xe thời gian dài
Để sáp vuốt tóc túi xách, túi đeo chéo, balo… để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sáp nếu cần di chuyển nhiều.
Bảo quản sáp vuốt tóc trong tủ lạnh
Bọc sáp trong túi cách nhiệt hoặc đầu tư tủ đựng mỹ phẩm với khả năng điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản sáp.
Không đậy nắp sáp sau khi sử dụng
Đậy nắp kín, đúng khớp và ren để không khí không thể xâm nhập.
Để sáp trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời
Đặt sáp tại những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ nơi bảo quản dao động từ 15 - 25 độ C.
Để sáp vuốt tóc bị rơi rớt, va đập mạnh
Nếu nắp bị méo và không vừa với thân hộp, bạn có thể dùng thêm một lớp giấy nến/ màng bọc thực phẩm giữa nắp và thân hộp để hạn chế tối đa không khí xâm nhập.
Để dính nước vào sáp vuốt tóc
Sử dụng que dẹt hoặc thìa chuyên dụng để lấy sáp ra khỏi hộp trước khi xoa lên tay. Nếu không có các dụng cụ này, hãy đảm bảo bạn dùng tay khô, sạch để lấy sáp.
Dừng sử dụng ngay nếu sáp vuốt tóc có những dấu hiệu sau
Ngoài ghi nhớ những sai lầm cơ bản trong việc bảo quản sáp vuốt tóc, bạn cũng cần nắm vững những dấu hiệu “cảnh báo” sáp vuốt tóc hỏng ngay sau đây:
Sáp vuốt tóc bị mốc cả hộp: Là hiện tượng bề mặt sáp xuất hiện vô số các đốm trắng xung quanh hộp sáp hoặc ở phần giữa của hộp.
Sáp vuốt tóc xuất hiện chấm xanh đỏ, tím vàng: Là tình trạng bề mặt sáp xuất hiện các đốm đen, đỏ, xanh… li ti xuất hiện dày đặc trong hộp sáp.
Sáp vuốt tóc bị khô cứng, nứt nẻ: Là hiện tượng sáp co lại thành khối, tách ra khỏi thành hộp và cần dùng nhiều lực hơn bình thường để lấy sáp. Bề mặt sáp xuất hiện nhiều đường rãnh chia cắt khác nhau. Sáp vuốt tóc bị khô cứng có thể do chất sáp hoặc do bảo quản sai cách và trong trường hợp do bảo quản sai cách mà sáp khô cứng thì bạn không nên sử dụng nữa. (Bạn tham khảo thêm bài viết: 6+ cách xử lý sáp vuốt tóc bị khô cực hay)
Sáp vuốt tóc bị chảy: Là tình trạng sáp chảy không đều, bị nhão cục bộ, hơi lỏng và nhớt.
Sáp vuốt tóc có mùi lạ: Là hiện tượng sáp có mùi khác lạ so với bình thường, mùi hôi, chua và gây khó chịu cho người sử dụng.
Nếu sáp đã bị hỏng và “vô phương cứu chữa”, bạn nên cân nhắc mua ngay sáp vuốt tóc mới nhé! Ghé thăm cửa hàng sáp vuốt tóc chính hãng 30Shine Shop hoặc liên hệ ngay hotline 30Shine Shop 1900 272730 để được tư vấn chi tiết về các loại sáp vuốt. Đến với 30Shine Shop, bạn sẽ được trải nghiệm các sản phẩm chăm sóc da tóc chính hãng, hoàn tiền lên tới 120% và đổi trả trong 30 ngày nếu không hài lòng về sản phẩm đấy! Trên đây là những sai lầm phổ biến trong cách bảo quản sáp vuốt tóc. Hi vọng, qua bài viết trên, bạn đã trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích về bảo quản sáp vuốt tóc cũng như những dấu hiệu “cảnh báo” nên thay sáp mới.
CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV 30SHINE
82 Trần Đại Nghĩa, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, HN